Thoái hoá cột sống nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề luôn được người bệnh quan tâm tìm hiểu. Bởi lẽ chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng xương khớp cũng như sự tiến triển của bệnh. Vậy người thoái hoá cột sống phải ăn uống như thế cho hợp lý? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây.
1. TỔNG QUAN VỀ THOÁI HOÁ CỘT SỐNG
Trước khi tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng, chúng ta cũng lướt qua một vài thông tin để hiểu hơn về căn bệnh này như sau:
Định nghĩa
Thoái hoá cột sống là tình trạng lão hoá gây viêm nhiễm các đốt sống, dẫn đến sự biến đổi cấu trúc của vùng xương cột sống, khiến chúng mất dần chức năng, gây đau nhức cho người bệnh. Bệnh thường xảy ra ở những khu vực tập trung nhiều dây thần kinh vận động như thắt lưng và cổ.
Dấu hiệu nhận biết
Người bệnh thoái hoá cột sống sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình như sau:
- Đau mỏi liên tục phần cổ, thắt lưng.
- Thường xuyên bị đau lưng, cảm giác đau âm ỉ trong một thời gian dài.
- Đau dữ dội phần thắt lưng, có thể lan xuống hông, chân.
- Đau tăng cường khi ho, hắt xì, vận động mạnh.
- Các cơ vùng thắt lưng bị co cứng vào buổi sáng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính dẫn đến thoái hoá cột sống là do quá trình lão hoá cột sống khi bước qua tuổi 30. Bên cạnh đó, có khá nhiều nguyên nhân gây tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Thói quen sinh hoạt: Ngồi sai tư thế, gối đầu quá cao khi ngủ trong một thời gian dài, khuân vác nặng,…
- Chế độ dinh dưỡng: Thiếu chất canxi, magie,… làm hạn chế khả năng tái tạo của cột sống.
- Thừa cân, béo phì: Cơ thể càng nặng thì nguy cơ tổn thương cột sống càng cao.
- Bẩm sinh: Gù, vẹo, gai cột sống từ khi mới sinh ra.
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ THOÁI HOÁ CỘT SỐNG
Chế độ dinh dưỡng là vấn đề hết sức quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người mặc bệnh thoái hoá cột sống. Duy trì một chế độ ăn uống khoa học mỗi ngày không chỉ giúp người bệnh tăng cường sức khoẻ mà còn hỗ trợ đẩy lùi được bệnh tật.
Người bệnh khi đã bị thoái hoá xương khớp, cột sống nếu cung cấp thiếu dinh dưỡng cho cơ thể (nhất là canxi), sẽ khiến tình trạng bệnh diễn biến nặng nề hơn, khi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Mặt khác như đã phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây bệnh thoái hoá cột sống chính là chế độ dinh dưỡng không đảm bảo. Chính vì vậy, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” – ngay từ bây giờ, chúng ta cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý để ngăn ngừa cũng như phục hồi tổn thương khi bệnh xuất hiện.
3. NGƯỜI BỊ THOÁI HOÁ CỘT SỐNG NÊN ĂN GÌ?
Mặc dù không có bất kỳ một loại thực phẩm nào có thể giúp bạn chữa khỏi căn bệnh thoái hoá cột sống của mình. Tuy nhiên, nó lại thực sự hữu ích trong việc cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng hơn. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm bạn nên bổ sung khi mắc bệnh lý này:
Nhóm thực phẩm giàu canxi
Canxi là thành phần cốt yếu trong cấu trúc xương. Muốn xương khớp khoẻ mạnh thì việc đầu tiên bạn cần cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể. Để khắc phục tình trạng thoái hoá cột sống, người bệnh nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi như:
- Hải sản: các loại tôm, cá, cua, ghẹ… Nguồn canxi trong những thực phẩm này sẽ giúp tái cấu trúc xương khớp của bạn khoẻ mạnh hơn.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Lượng canxi có trong sữa giúp cơ thể ngăn chặn loãng xương, tăng cường mật độ canxi trong xương. Tuy nhiên bạn nên sử dụng các loại sữa ít béo, để tránh tình trạng tăng cân, béo phì.
- Các loại rau xanh: Canxi cũng xuất hiện nhiều trong các loại rau xanh như cải xoăn, rau chân vịt, cải bắp,…
- Đậu nành: Bạn có thể bổ sung canxi từ đậu nành bằng nhiều cách như ăn đậu nành rang, uống sữa đậu nành, đậu hũ,…
- Thịt, xương ống, sườn sụn: Tăng cường chế biến các món ăn từ những thực phẩm này để bổ sung canxi cho cơ thể.
Thực phẩm giàu canxi rất tốt cho người bệnh xương khớp
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Không chỉ chống oxy hoá và kháng viêm hiệu quả, vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và tăng cường collagen, giúp tạo liên kết bền chặt cho hệ xương khớp. Khi cơ thể thiếu vitamin C sẽ ảnh hưởng đến việc tổng hợp collagen, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ xương khớp.
Một số thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:
- Các loại ớt xanh, đỏ.
- Trái cây họ cam, quýt, chanh.
- Các trái cây khác: dâu tây, kiwi, cà chua, đu đủ,…
- Khoai lang, khoai tây.
Thiếu vitamin C gây ảnh hưởng tới sức khoẻ xương khớp
Nhóm thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc chuyển hoá canxi, giúp xương khớp chắc khoẻ hơn. Bôt sung vitamin D sẽ giúp cơ thể giảm thiểu được sự phát triển của bệnh loãng xương cũng như thoái hoá cột sống.
Người bệnh có thể bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng cách ăn các thực phẩm như: Lòng đỏ trứng gà, cá hồi, cá ngừ, ngũ cốc,…
Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin K2
Sự kết hợp của canxi với vitamin K2 có tác dụng giúp xương khớp và cột sống trở nên khoẻ mạnh hơn. Bên cạnh đó, vitamin K2 còn giúp cơ thể hoạt hoá osteocalcin – đóng vai trò đưa canxi gắn kết vào xương. Có thể nói, thiếu vitamin K2, việc bổ sung canxi cũng trở nên vô nghĩa.
Các thực phẩm giàu vitamin K2 bao gồm: lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa, các loại rau xanh đậm,…
Sự kết hợp của canxi với vitamin K2 giúp xương khớp và cột sống trở nên khoẻ mạnh hơn
Nhóm thực phẩm giàu omega 3
Omega 3 là một loại axit béo có hiệu quả trong việc giảm viêm, giảm đau rất tốt cho người bị thoái hoá cột sống. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này còn giúp cơ thể nâng cao sức khoẻ của sụn khớp.
Người bệnh có thể bổ sung omega 3 thông qua việc ăn các loại hạt như: óc chó, hạt lanh, hay các loại cá (cá hồi, ngừ), tôm, súp lơ…
Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị
Ngoài các thực phẩm bổ sung trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh nên sử dụng thêm các thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp, hỗ trợ quá trình điều trị và giảm bớt các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra.
Một trong những thực phẩm chức năng được các y bác sĩ khuyên dùng cho người bệnh thoái hoá cột sống hiện nay là Viêm khớp Tâm Bình. Sản phẩm được làm từ các dược liệu tự nhiên như: Mã tiền chế, Hy thiêm, Đỗ trọng,… Không chỉ an toàn với người sử dụng mà còn giúp giảm đau hiệu quả, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh.